5 cấp độ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch trong thừng tinh bị giãn nở. Chúng to lên bất thường đến mức có thể quan sát được bằng mắt thường. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, nhưng hiện tượng này thường gặp ở tinh hoàn trái.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 cấp độ, bao gồm:
· Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Đây là mức độ giãn nhẹ nhất. Việc thăm khám lâm sàng sẽ không phát hiện được mà chỉ được phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm.
· Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Lúc này các tĩnh mạch trong thừng tinh bị giãn ra và phình lên tạo thành búi tĩnh mạch. Người bệnh có thể sờ được búi tĩnh mạch này khi thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp Valsava.
· Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Búi tĩnh mạch phình to hơn đến mức người bệnh có thể sờ được nó trong tư thế đứng thẳng.
· Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Lúc này, chỉ với việc quan sát trong tư thế thẳng đứng, người bệnh cũng thấy được búi tĩnh mạch.
· Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Người bệnh dễ dàng nhìn thấy búi tĩnh mạch dù đứng hay nằm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ ngày càng phát triển nặng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi cũng có người bị nhiều năm mà không có hậu quả gì nghiêm trọng.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên có một số giả thuyết như sau:
· Các van tĩnh mạch hoạt động kém hoặc bị suy van. Điều này làm máu lưu thông trong tĩnh mạch không ổn định. Khi lượng máu chảy về tĩnh mạch quá lớn, nó sẽ gây ra ứ đọng máu và làm thừng tinh bị giãn.
· Nhiệt độ ở tinh hoàn và bìu tăng bất thường: Điều này có thể khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều chất chuyển hóa. Các chất này tràn vào tĩnh mạch và ứ đọng tại tĩnh mạch. Kết quả là hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh.
· Tắc nghẽn tĩnh mạch lớn tại vùng bụng: Đây thường là biến chứng do các khối u (ví dụ như khối u thận) gây áp lực lên tĩnh mạch ở bìu. Trường hợp này ít gặp và thường chỉ xuất hiện ở nam giới trên 40 tuổi.
Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ khiến nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh là:
· Thói quen lười vận động
· Trong gia đình từng có người mắc bệnh
· Suy tĩnh mạch mãn tính trước đó
Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nhẹ không có triệu chứng rõ ràng. Do đó người bệnh rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Khi bệnh phát triển nặng hơn, các triệu chứng của nó cũng rõ rệt và dễ phát hiện hơn.
Cụ thể các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là:
· Cảm giác căng tức, nặng nề ở vùng bìu. Cảm giác này được cảm nhận rõ nhất khi nam giới đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
· Búi tĩnh mạch ở bìu phình to hơn bình thường. Bằng việc sở và quan sát, nam giới có thể cảm nhận thấy búi tĩnh mạch như một túi giun.
· Tinh hoàn bị sưng đau và phù nề. Cơn đau được cảm nhận rõ ràng khi nam giới gắng sức vận động. Cơn đau sẽ giảm khi nam giới nằm xuống.
· Nhiệt độ ở bìu tăng lên: Điều này làm máu ứ đọng trong tĩnh mạch thừng tinh. Nó khiến tinh hoàn bị teo, co rút hoặc thay đổi hình dạng.
Để xác định chính xác bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh cần đi thăm khám và siêu âm. Nếu đường kính của tĩnh mạch thừng tinh lớn hơn 2,5mm, thì đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán thêm bằng phương pháp Valsalva. Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh phát triển đến cấp độ 3, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được búi tĩnh mạch dưới da bìu. Người bệnh cũng cảm nhận được tình trạng đau tinh hoàn rõ ràng hơn.
Xem thêm: https://bacsytuvan.webflow.io/posts/gian-tinh-mach-thung-tinh
Last updated